Tại Hàn Quốc và Phần Lan, không chỉ đơn giản là tìm ra được một trường học “thực thụ”.
Cách đây gần 50 năm, cả Hàn Quốc và Phần Lan đều sở hữu những hệ thống giáo dục thuộc loại tệ nhất trên thế giới. Phần Lan khi ấy đang ở trong nguy cơ trở thành đứa con riêng lẻ loi của nền kinh tế Âu Châu, còn Hàn Quốc vốn đang bị tàn phá nặng nề bởi cuộc nội chiến. Tuy nhiên, hơn nửa thế kỷ đã qua, cả hai nuớc đều cho cả thế giới thấy đuợc về sự nỗ lực xoay chuyển nền giáo dục của đất nuớc mình. Vậy các nuớc khác có thể học hỏi đuợc đều gì từ hai trường phái giáo dục tuơng đối tuơng phản này? Duới đây là cái nhìn tổng quan về những điều mà cả Hàn Quốc và Phần Lan đều đang làm đúng.

Mô hình Hàn Quốc : bền bỉ và cố gắng

Qua hàng nghìn năm, ở một số khu vực tại châu Á, cách duy nhất để có thể leo cao trên nấc thang kinh tế xã hội cũng như tìm đuợc những công việc đảm bảo cho cuộc sống là chuyện thi cử – Marc Tucker, CEO và chủ tịch của National Center on Education and the Economy bày tỏ quan điểm. Những kỳ thi này đòi hỏi một nền tảng kiến thức khá vững và xuyên suốt, tuy nhiên chúng mang tính hình thức về mặt câu chữ và nội dung khá cao. Ngày nay, nhiều nuớc Nho giáo vẫn còn rất đề cao những thành tựu giáo dục đuợc thúc đẩy bởi nền “văn hóa kỳ thi” này.
Nguời Hàn Quốc đã đạt đuợc một thành tựu đang chú ý: 100% dân số biết đọc và biết viết. Tuy nhiên, bất kỳ thành công nào đều có cái giá của nó.
Trong số những quốc gia này, Hàn Quốc đứng ngoài như là một quốc gia riêng biệt nhất và cũng có thể nói là thành công nhất. Những nguời Hàn Quốc đã đạt đuợc thành tựu đáng khen ngợi là 100% dân số đều biết chữ. Hơn thế, họ luôn đi đầu trong các bài kiểm tra quốc tế về trình độ tư duy nhận thức cũng như suy luận phân tích. Ty nhiên thành công này đi liền với cái giá khá đắt:  học sinh luôn trong trình trạng áp lực khá lớn và phải luôn nỗ lực hết mình để không ngừng hoàn thiện bản thân. Thông minh không phải là một tiêu chí –  đây là nền văn hóa tin tưởng vào sự siêng năng và cố gắng, hoàn toàn không có chỗ cho sự thông minh hay may mắn. Trẻ em học hầu như quanh năm, ở trên trường hay ngoài lớp học, từ thầy cô hay gia sư. Nếu bạn đủ chăm chỉ, bạn có thể đủ thông minh. Thành ngữ “cần cù bù thông minh” đuợc thể hiện rõ nét ở quốc gia Đông Á này.
SEOUL, SOUTH KOREA – NOVEMBER 22: South Korea women pray for their childrens success in the annual college entrance examination, at Chogye Buddhist temple on November 22, 2005 in Seoul, South Korea. More than 590,000 students will take part in the College Scholastic Ability Test which is held in schools across the nation tomorrow. (Photo by Chung Sung-Jun/Getty Images)
“Những người Hàn Quốc đơn giản nghĩ rằng họ phải cố gắng vượt qua giai đoạn cam go này thì nhất định họ sẽ có một tương lai xán lạn” – Andreas Schleicher – giám đốc mảng giáo dục và kỹ năng ở PISA và cố vấn đặc biệt về chính sách giáo dục tại các nước OECD đã nói.  “Đó là vấn đề giữa sự bất hạnh ngắn hạn và niềm hạnh phúc dài lâu”. Không thể đổ lỗi cho những bậc cha mẹ đã gây áp lực lên con cái của mình. Nó bởi vì nền văn hoá truyền thống nước này vốn tôn vinh sự quy cũ và các thứ bậc trong xã hội. Áp lực từ người khác có thể nâng cao hiệu xuất mà họ đang mong đợi. Thái độ và quan điểm này thể hiện rõ ngay cả ở lứa tuổi còn rất nhỏ như trẻ em – Joe Tobin – giáo sư về giáo dục mầm non tại Đại học Georgia chia sẻ, ông là người chuyên nghiên cứu sự khác biệt giữa các quốc gia trên thế giới. Ở Hàn Quốc, cũng như ở các nước châu Á khác, quy mô một lớp học là khá lớn – điều này khác biệt nhiều trong mong muốn của các bậc cha mẹ ở Mỹ, họ không muốn con mình vào một lớp học quá đông đúc. Trong khi ở Hàn Quốc, mục tiêu là giáo viên có thể lãnh đạo được một cộng đồng nhỏ của lớp học, trong cộng đồng này, các mối quan hệ đồng đẳng được chú trọng phát triển cao. Ngược lại tại Mỹ, ở các trường mẫu giáo, giáo viên chú trọng trong việc phát triển các mối quan hệ cá nhân với học sinh, cũng như họ can thiệp sâu hơn vào các mối quan hệ đồng đẳng giữa học sinh với nhau.
“Tôi nghĩ rằng, rõ ràng có nhiều cách tốt hơn cũng như tệ hơn để giáo dục con em chúng ta” – Amanda Ripley – tác giả quyển “The Smartest Kids in the World: And How They Got That Way” (Những đứa trẻ thông minh nhất thế giới: và làm cách nào để chúng có thể thông minh được như vậy) chia sẻ. “Trong cùng một thời điểm, nếu bắt tôi chọn lựa giữa một nền giáo dục tầm trung ở Mỹ và một nền giáo dục tầm trung ở Hàn Quốc, tôi sẽ chọn, dù rất miễn cưỡng, gởi con mình học ở Hàn Quốc. Thực tế trong thế giới hiện đại, những đứa trẻ cần phải biết làm sao để học hỏi, làm thế nào để làm việc chăm chỉ và nhất là học cách đứng lên sau khi thất bại. Các mô hình ở Hàn Quốc đã và đang dạy chúng điều đó.”
Bài viết trích dịch từ TED, nguồn hình đầu bài iamkoream.