Cải cách giáo dục ở Việt Nam để cho học sinh thấy Toán gần với cuộc sống thế nào liệu khó hay dễ? Bên dưới là một comment mà Math2IT đã trả lời một bạn trong Group Math2IT. Mọi người cùng thảo luận nhé.
☝️
Tình huống: Một cô giáo bất ngờ bị một học sinh hỏi “Học toán để làm gì?”.
Em cũng nên thông cảm. Phải nói là rất khó cho thầy cô, cũng như những người quản lý giáo dục. Hãy thử tưởng tượng em là cô giáo trong tình huống ấy, khi được học sinh hỏi câu tương tự. Em đã trải qua một quá trình đào tạo chỉ thuần về lý thuyết, em phải ở dưới guồng máy cơm áo gạo tiền. Em phải chăm lo cho gia đình, soạn giáo án, xử lý từng trường hợp học sinh, phải đối mặt với rất nhiều đối tượng và trình độ học sinh khác nhau. Cái em cần duy nhất chính là 3 thứ: đam mêđiều kiện và thời gian. Chỉ khi có đủ 3 thứ ấy, em mới có điều kiện tự tìm hiểu để trả lời những câu hỏi tuơng tự cho học sinh nghe. Vậy trong gần mấy ngàn giáo viên ra trường hàng năm, em nghĩ làm sao để họ hội tụ đủ hết 3 yếu tố đó? Chưa kể làm cách nào để họ có thể thuyết phục được học sinh của mình với đủ mọi trình độ nhận thức kiến thức khác nhau? Điều ấy là chưa kể môi trường sống ở VN đa phần là sử dụng những cái có sẵn hơn là thắc mắc tạo ra những cái mới cho người khác dùng. Thế cho nên học sinh cũng sẽ khó để liên hệ thực tế hơn, giáo viên cũng khó để tìm ví dụ trong thực tế hơn, hầu như chỉ có mấy cái ví dụ “bán hàng, chợ búa”. Một ông bộ trưởng lên nhậm chức phải gồng gánh và phải biết đề ra phuơng hướng giải quyết cho bài toán khổng lồ trên. Để rồi ổng phải quản lý cả một bộ máy cấp dưới, rồi cấp dưới của cấp dưới, rồi cấp dưới dưới dưới nữa. Sau 4 năm, khi chưa làm được gì nhiều, ổng lại hết nhiệm kỳ. Rồi sao? Bởi thế, chúng ta cần phải bình tĩnh và công tâm nhìn nhận thực trạng để tìm hướng giải quyết, phải chấp nhận cái dở hiện tại thì mới có cách cải thiện nó, đừng bài xích nó.