Mẩu chuyện: Khi nào em dùng nó vậy thầy?

Vào lúc này, ở một lớp học nào đó trên thế giới, một bé học sinh đang than phiền với giáo viên toán của em ấy. Chẳng là ông thầy vừa bảo em ấy dành phần lớn thời gian cuối tuần của mình để tính 30 cái tích phân.
Có nhiều thứ khác mà em học sinh muốn làm hơn. Nhưng thực tế thì gần như chẳng có gì khác mà em ấy không muốn làm hơn là việc tính toán này. Em ấy biết rõ điều đó vì em ấy dành một lượng lớn thời gian để tính những tích phân khác nhau mà thực sự là chẳng khác nhau là mấy. Em không hiểu nổi nên nói với thầy giáo. Thỉnh thoảng trong đoạn đối thoại ấy, em sẽ hỏi thầy.
“Khi nào em sẽ dùng mấy thứ này vậy thầy?”
Người giáo viên bây giờ sẽ trả lời mấy câu đại loại như
“Thầy biết là bây giờ em thấy nó vô bổ nhưng em có biết tương lai em làm nghề gì không? Ai biết được sau này em làm cái nghề mà cần đến sự tính toán nhanh bằng tay mấy cái tích phân này. Khi ấy em sẽ phải cám ơn thầy vì đã giao cho em bài tập như thế này đấy!”
Câu trả lời này hiếm khi thỏa mãn được em học trò bởi vì nó là một lời nói dối. Cả em học trò và thầy giáo đều thấy điều đó…”
Math2IT trích dịch từ sách “How not to be wrong. The power of mathematical thinking” của Jordan Ellenberg.

Có thể bạn quan tâm?